Trên 1,5 tỷ thiết bị sử dụng Windows mỗi ngày. 1,2 tỷ là số thiết bị cài đặt và sử dụng Microsoft Office. Windows và Microosft Office là những công cụ không thể thiếu cho người dùng. Tuy nhiên, các vấn đề bản quyền phần mềm Microsoft như phần mềm giả mạo, phần mềm crack vẫn rất phổ biến. Chuyên trang Microsoft chia sẻ tới bạn các vấn đề thường gặp với bản quyền phần mềm Microsoft cùng các rủi ro khách hàng gặp phải.
Trước khi tìm hiểu các vấn đề người dùng có thể gặp phải khi mua và sử dụng phần mềm chính hãng. Tôi cần bạn hiểu rõ khái niệm bản quyền của phần mềm là như thế nào?
Nội dung trong bài
Phần mềm có bản quyền là như thế nào?
Phần mềm được cấp giấy phép, chứ không bán. Do đó, khi người dùng mua Phần mềm có bản quyền. Thực chất, phải gọi chính xác là mua giấy phép bản quyền phần mềm (Software License).
Các phần mềm luôn đi kèm với EULA – End User License Agreement. Là Thỏa thuận, là Cam Kết mà người dùng phải tuân thủ khi mua, tải về hay cài đặt, sử dụng trước Nhà sản xuất/ xuất bản phần mềm được Pháp luật bảo vệ.
Các bạn tìm hiểu thêm về EULA, về Giấy phép/ Thỏa thuận người dùng cuối TẠI ĐÂY.
Phần mềm như thế nào có bản quyền hợp pháp?
Một trong lý do nhiều người dùng ở Việt Nam chưa sử dụng phần mềm Microsoft bản quyền là hạn chế trong nhận thức. Nhận thức ở đây bao gồm: Nhận biết đầy đủ về bản quyền phần mềm, giá trị sử dụng phần mềm có bản quyền mang lại. Cũng như rủi ro khi sử dụng phần mềm lậu (Crack).
Bên cạnh lý do ngại bỏ tiền ra mua phần mềm bản quyền, rất nhiều người dùng, gồm cả người trong ngành CNTT, tin rằng phần mềm kích hoạt thành công, là có bản quyền?
Chính xác thì, Người có bản quyền phần mềm sẽ kích hoạt được sản phẩm.
Nhưng kích hoạt thành công phần mềm KHÔNG đảm bảo người dùng đó có bản quyền phần mềm đang sử dụng.
Bản quyền là đề cập tới vấn đề pháp lý, được pháp luật bảo vệ. Để chứng mình phần mềm đang sử dụng có BẢN QUYỀN, người dùng cần chứng mình được Nguồn Gốc xuất xử hợp pháp của phần mềm. Cụ thể là Hóa đơn mua hàng. Hợp đồng và tải khoản đăng ký dịch vụ được Microsoft cung cấp. Tem COA hay thông tin xác thực từ Nhà cung cấp.
Tham khảo Cách nhận biết Windows 10 bản quyền tại đây.
Các vấn đề bản quyền thường gặp?
Trong bài viết này, tôi tập trung cho 2 phần mềm chính của Microsoft, là Windows 10 và Microsoft Office. Liên quan đến vấn đề bản quyền, khách hàng có thể gặp phải một trong các vấn đề phổ biến sau.
- Sử dụng phần mềm không bản quyền.
- Sử dụng phần mềm sai hình thức cấp phép.
- Sử dụng phần mềm sai phiên bản.
Sử dụng phần mềm Microsoft không bản quyền
Người dùng có thể vô tình hay có chủ ý sử dụng phần mềm chưa bản quyền. Dưới đây là các trường hợp có thể gặp phải.
Sử dụng phần mềm Microsoft Crack.
Đây là tình huống phổ biến nhất với người dùng Windows, Microsoft Office hay phần mềm nói chung. Crack phần mềm nghĩa là người dùng trực tiếp hoặc gián tiếp “bẻ khóa” phần mềm để sử dụng, hoặc chia sẻ bất hợp pháp.
Nhận biết: Chia sẻ nhiều trên mạng, diễn đàn. Bộ cài phần mềm đi kèm với Tool/công cụ bẻ khóa, Crack phần mềm. Cài đặt phần mềm xong, phải ngắt kết nối Internet, chạy công cụ bẻ khóa. Hành động crack sẽ can thiệp vào hệ thống phần mềm, hoặc vô hiệu hóa khả năng xác thực bản quyền. Hoặc điều hướng xác thực bản quyền về một mạng khác, nguy hại với mục đích xấu, thay vì trung tâm xác thực bản quyền từ Microsoft.
Rủi ro: Với hình thức bẻ khóa (Crack) này, Windows hay Office của bạn có thể kích hoạt thành công (Activated). Tuy nhiên người dùng sẽ gặp những rủi ro sau:
- Rủi ro về an toàn thông tin, bảo mật dữ liệu. Dễ bị đánh cắp dữ liệu, danh tính hay thậm chí mã hóa dữ liệu, tống tiền, lừa đảo trực tuyến.
- Thiết bị hoạt động thiếu ổn định, hay lỗi Windows và lỗi cả các ứng dụng hoạt động trên Windows. Ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, học tập.
- Trải nghiệm ứng dụng không đầy đủ, thiếu sự hỗ trợ cần thiết từ Microsoft.
- Đối mặt với nguy cơ bị phạt khi vi phạm Luật sở hữu trí tuệ và Bản quyền.
Giải pháp: Sử dụng phần mềm chính hãng hoặc tối thiểu là phần mềm mở, cho phép người dùng sử dụng miễn phí.
Sử dụng phần mềm Microsoft giả mạo
Nếu như tình hướng trên, người dùng chấp nhận, gián tiếp hay trực tiếp chủ động bẻ khóa phần mềm Microsoft. Thì trường hợp này, người dùng là nạn nhân, bị động hơn. Dù đã bỏ chi phí mua bản quyền nhưng vẫn không có bản quyền hợp pháp.
Nhận biết: Phần mềm được rao bán, chia sẻ trên mạng, trên diễn đàn là phần mềm bản quyền, key bản quyền, bán với Giá rất rẻ. Đối tượng rao bán là cá nhân, không có thông tin hay địa chỉ rõ ràng, cụ thể. Không thể chứng mình cho bạn nguồn gốc, cung cấp hóa đơn cho sản phẩm bản quyền đang rao bán.
Các Khóa sản phẩm Windows hay Office này, khách hàng mua về, kích hoạt sản phẩm thành công. Cập nhật (Update) được từ Microsoft. Nhưng khách hàng vẫn đang sử dụng phần mềm Microsoft KHÔNG có bản quyền.
Key Windows, Office phi bản quyền này từ đâu mà có?
Câu trả lời: Người rao bán phần mềm giả mạo, bằng nhiều cách từ mua phần mềm từ tiền “bẩn”. Hoặc thu thập key từ các nguồn không được phép. Hiện bên cạnh hình thức cấp phép phần mềm Microsoft qua các đại lý, đối tác được ủy quyền. Microsoft có các kênh khác cho từng nhóm khách hàng phù hợp tiếp cận phần mềm của mình.
- Key phần mềm Microsoft bản quyền được mua từ tiền qua tài khoản tín dụng ăn cắp, chiếm dụng được từ người bị hại.
- Key phần mềm Microsoft được lấy từ các doanh nghiệp vừa và lớn. Các doanh nghiệp đã mua bản quyền cho sử dụng nội bộ. Các khóa sản phẩm này được nhân viên, thường là IT tuồn ra ngoài bán lại kiếm lời.
- Key từ các gói dành cho Đối tác của Microsoft – Microsoft Partner Network.
- Key từ các chương trình giáo dục (Education). Trước là Microsoft Dreamspark, và hiện nay như OntheHub.
- Key từ các chương trình Phi chính phủ, phi lợi nhuận được tài trợ từ Microsoft.
- MSDN: Microsoft Developer Network, Gói dịch vụ dành cho các nhà phát triển, các công ty công nghệ đăng ký để có giấy phép sử dụng gần như tất cả các phần mềm mà Microsoft phát hành.
Và có lẽ từ nhiều nguồn khác nữa. Tất cả các nguồn trên, Microsoft đều quy định rõ chỉ dành cho nội bộ, đối tượng cụ thể. Và việc sử dụng Key Windows, Microsoft Office và các phần mềm khác bán lại cho bên thứ ba đều là bất hợp pháp và vi phạm bản quyền.
Rủi ro: Dù khách hàng đã bỏ tiền ra mua nhưng các phần mềm vẫn không có bản quyền và sử dụng bất hợp pháp. Và còn các nguy hại khác:
- Rủi ro vi phạm pháp luật khi bị kiểm tra phạt tiền lên tới 500 triệu đồng. Thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự, dừng hoạt động doanh nghiệp.
- Ảnh hưởng đến thương hiệu, hoạt động kinh doanh sản xuất đối với doanh nghiệp.
- Hoạt động của phần mềm đã mua có thể dừng bất kỳ khi nào do Microsoft/ Chủ sở hữu hợp lệ phát hiện và khóa Key.
- Không nhận được sự hỗ trợ về dịch vụ, sản phẩm từ Microsoft.
Giải pháp: Mua phần mềm bản quyền Microsoft từ các đối tác, đại lý uy tín, được ủy quyền từ Microsoft như: Phong Vũ, FPT Shop, Thegioididong, Phúc Anh…
Sử dụng phần mềm Microsoft sai hình thức cấp phép
Để có bản quyền phần mềm Microsoft hợp pháp, khách hàng còn phải tuân theo hình thức cấp phép từ Microsoft. Microsoft có quy định rõ ràng về các hình thức cấp phép Windows, cấp phép Office và các phần mềm khác. Mỗi hình thức áp dụng cho từng đối tượng khách hàng phù hợp.
Cụ thể, Microsoft có các hình thức cấp phép cho Windows của mình như: OEM, FPP, OLP, GGK hay GGWA.
Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về các hình thức cấp phép Windows tại đây. Và để kiểm tra xem máy tính của mình đang được cấp phép theo hình thức nào? Bạn tham khảo tại đây.
Sử dụng phần mềm Microsoft sai phiên bản
Bên cạnh quy định về Hình thức cấp phép, khách hàng cần quan tâm tới Phiên bản phù hợp. Windows 10 hay Microsoft Office có các phiên bản khác nhau, với tính năng và giá trị khác nhau phù hợp từng đối tượng khách hàng.
Windows 10 thì có Windows 10 Home, Windows 10 Pro, Windows 10 Enterprise, Windows 10 Education. Microsoft cũng quy định người dùng cá nhân, gia đình thì lựa chọn Windows 10 Home là phù hợp. Còn với Doanh nghiệp, Công ty thì đề nghị Windows 10 Pro.
Với Microsoft Office, Microsoft cũng rất rõ ràng quy định phiên bản nào dành cho Cá nhân, gia đình. Phiên bản nào dành cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ hay Công ty lớn. Office cho trường học, giáo dục.
Để tìm hiểu về các phiên bản Windows 10, bạn tham khảo tại đây.
Tìm hiểu về các phiên bản Office, bạn tham khảo tại đây với Office 2019 bản vĩnh viễn, cài 1 máy. Office 365 thuê bao theo năm, cài nhiều thiết bị.
Tổng kết:
Để sử dụng phần mềm Microsoft hợp lệ, hợp pháp, khách hàng cần tìm hiểu rõ phiên bản phù hợp với nhu cầu của mình. Lựa chọn đối tác/ đại lý uy tín tư vấn và cung cấp dịch vụ. Tránh tình trạng tiền mất và bản quyền không có, vẫn gặp phải các rắc rối và rủi ro không đáng có.
- Tài khoản office 365 A1 là gì? Những tính năng của gói office 365 A1
- 3 cách sửa lỗi GreenShot không hoạt động trên Windows 11/10
- Word 365 online là gì?Cách sử dụng Word 365 online chi tiết
- Những lợi ích của office 365 người dùng nên biết
- Hướng dẫn sử dụng PowerPoint 365 chi tiết
- Microsoft Clipchamp 365 là gì?Tính năng?
- Sửa lỗi word 365: Spelling and Grammar
Pingback: Cách nhận biết phần mềm Microsoft giả mạo, hàng nhái – Trung tâm đào tạo HP
Pingback: Vấn đề thường gặp với bản quyền phần mềm Microsoft – Trung tâm đào tạo HP
Pingback: Các vấn đề Windows 10, Microsoft 365, Office thường gặp người dùng cần hỗ trợ
Mua giá bao nhiêu admin