Nội dung trong bài
EULA là gì?
Khi người dùng mua phần mềm và ứng dụng, ngay cả phần mềm miễn phí, có một nội dung quan trọng nhưng ít người dành thời gian đọc khi cài đặt. Đó là EULA. Có thể vì nó quá dài nên ngại đọc. Nó là tiếng Anh trong khi tôi nói tiếng Việt. Việc hạn chế tìm hiểu dẫn đến việc sử dụng sai, kinh doanh sai, ngay cả khi khách hàng đã bỏ tiền ra mua.
EULA là End User License Agreement, có nghĩa Thỏa thuận Giấy phép người dùng cuối, Thoả thuận sử dụng sản phẩm, Điều kiện sử dụng, Điều khoản Cấp phép Phần mềm.
EULA được các nhà sản xuất/xuất bản phần mềm đưa vào bộ cài đặt phần mềm hoặc các tài liệu đi kèm, để nêu rõ về các điều khoản khi người dùng cài đặt và sử dụng.
Cụ thể của một EULA:
“VUI LÒNG ÐỌC THỎA THUẬN GIẤY PHÉP NGƯỜI DÙNG CUỐI (“EULA”) NÀY CẨN THẬN. BẰNG CÁCH NHẤP VÀO “TÔI ÐỒNG Ý” HOẶC THỰC HIỆN BẤT KỲ BƯỚC NÀO NHẰM TẢI XUỐNG, THIẾT LẬP, CÀI ÐẶT HOẶC SỬ DỤNG TẤT CẢ HOẶC BẤT KỲ PHẦN NÀO CỦA SẢN PHẨM NÀY (BAO GỒM NHƯNG KHÔNG CHỈ GIỚI HẠN Ở PHẦN MỀM VÀ CÁC TẬP TIN LIÊN QUAN (“PHẦN MỀM”), PHẦN CỨNG (“PHẦN CỨNG”), (CÁC) Ổ ÐĨA, HOẶC PHƯƠNG TIỆN KHÁC) (GỌI CHUNG LÀ “SẢN PHẨM”) THÌ BẠN VÀ CÔNG TY CỦA BẠN CHẤP NHẬN TẤT CẢ CÁC ÐIỀU KHOẢN VÀ ÐIỀU KIỆN CỦA EULA NÀY. NẾU BẠN LẤY SẢN PHẨM NÀY ÐỂ CHO CÔNG TY CỦA BẠN SỬ DỤNG, BẠN TUYÊN BỐ RẰNG BẠN LÀ MỘT NGƯỜI ÐẠI DIỆN THEO ỦY QUYỀN CÓ THẨM QUYỀN RÀNG BUỘC CÔNG TY CỦA BẠN VỚI EULA NÀY VỀ MẶT PHÁP LÝ. NẾU BẠN KHÔNG ÐỒNG Ý, ÐỪNG NHẤP VÀO “TÔI ÐỒNG Ý” VÀ ÐỪNG TẢI XUỐNG, THIẾT LẬP, CÀI ÐẶT HOẶC SỬ DỤNG PHẦN MỀM..”
EULA để làm gì?
EULA là Thỏa thuận, là Cam kết mà khách hàng, người dùng cần tuân thủ khi mua, tải về hay cài đặt, sử dụng trước Nhà sản xuất/ xuất bản phần mềm được Pháp luật bảo vệ.
Điểm quan trọng là Phần mềm được cấp giấy phép, chứ không bán. Do đó, khi bạn đi mua Phần mềm bản quyền, thực chất, phải gọi chính xác là Mua giấy phép bản quyền phần mềm (software license).
Ví dụ, bạn mua Windows 10, bạn mua Microsoft Office, là bạn đang mua GIẤY PHÉP BẢN QUYỀN phần mềm này. Bạn mua QUYỀN được sử dụng hợp pháp phần mềm này. Không phải bạn SỞ HỮU Windows 10 hay Microsoft Office. Đó là tài sản của Microsoft.
Bản quyền là như thế nào?
Bạn sử dụng phần mềm có bản quyền là bạn tuân thủ đúng những Quy định, Điều khoản, Điều kiện và Cam kết với Nhà sản xuất/ xuất bản phần mềm. Đồng thời có đủ văn bản, thông tin xác thực hình thức bạn có được phần mềm, có thể là mua hoặc tải về miễn phí.
Mỗi sản phẩm được nhà sản xuất/ xuất bản, tương ứng với các chức năng khác nhau (nhưng đồng nhất trong cùng 1 version ở bất kỳ đâu trên thế giới) và do đó, bạn cần kiểm tra kỹ giấy phép của mình:
- Đối tượng sử dụng là ai? Cá nhân, doanh nghiệp, chính phủ, giáo dục, phi lợi nhuận, phi chính phủ, từ thiện, sức khoẻ.
- Vị trí địa lý: Giấy phép ở mỗi khu vực và quốc gia có thể khác nhau, có thể có cùng 1 tên gọi sản phẩm nhưng bản quyền cho khu vực Bắc Mỹ và Châu Á có thể không thể kích hoạt cho cùng một bộ cài sản phẩm đó.
- Loại bản quyền: Vĩnh viễn hay thuê bao.
- Số lượng thiết bị được phép cài đặt trên mỗi giấy phép.
- Hình thức cấp phép: Ví dụ OEM, FPP, ESD, Volume License OLP
- Hình thức mua: Mới, gia hạn, nâng cấp, mua thêm.
- Thuế có áp dụng hay không? Cho đến 2019, bản quyền phần mềm được miễn thuế GTGT (X).
Như vậy, không phải chỉ bỏ tiền là bạn đã có bản quyền sử dụng hợp pháp. Hãy tìm hiểu & chia sẻ để chúng ta tránh mất tiền oan nhé.
Tìm đọc Các hình thức cấp phép của Windows 10 TẠI ĐÂY.
- Tài khoản office 365 A1 là gì? Những tính năng của gói office 365 A1
- 3 cách sửa lỗi GreenShot không hoạt động trên Windows 11/10
- Hướng dẫn sử dụng PowerPoint 365 chi tiết
- Microsoft Clipchamp 365 là gì?Tính năng?
- 2 cách sửa lỗi windows 11: Không thể khởi tạo thiết bị đồ họa
- Ứng dụng Microsoft Defender là gì? Cách cài đặt và sử dụng trên Windows 11
- 5 Cách sửa lỗi: Page Fault in Nonpaged Area trên Windows 10
Pingback: Cấn đề thường gặp với bản quyền phần mềm Microsoft
Pingback: Vấn đề thường gặp với bản quyền phần mềm Microsoft – Trung tâm đào tạo HP