Cách nhận biết phần mềm Microsoft giả mạo, hàng nhái

Cách nhận biết phần mềm Microsoft giả mạo, hàng nhái

4.7/5 - (6 bình chọn)

Một vấn đề phổ biến liên quan bản quyền phần mềm Microsoft là phần mềm giả mạo. Hiện trạng này ảnh hưởng nghiêm trọng tới các bên liên quan. Từ khách hàng, những người mua và sử dụng phần mềm giả mạo sẽ phải chịu nhiều rủi ro về kinh tế, pháp luật. Tiếp đến là các đại lý, đối tác kinh doanh được ủy quyền gặp khó khăn trong việc cung cấp sản phẩm chính hãng, hợp pháp. Trong bài viết này, Hotromicrosoft.com sẽ trình bày cách nhận biết phần mềm Microsoft giả mạo, phần mềm nhái trên thị trường.

phần mềm giả mạo
Phần mềm giả mạo thường đi kèm với ưu đãi giá rất thấp

Bạn có thể tìm hiểu về bản quyền phần mềm, các hình thức vi phạm bản quyền phần mềm Microsoft qua bài viết này.

Cách nhận biết phần mềm Microsoft giả mạo

Có nhiều cách nhận biết phần mềm Microsoft giả mạo, phần mềm nhái. Dưới đây là một số tiêu chí giúp bạn xác định phần mềm mình mua có phải chính hãng, bản quyền đầy đủ hay không.

Giá rẻ bất ngờ!!

Đánh vào tâm lý khách hàng thích mua giá rẻ của khách hàng. Các đối tượng cung cấp phần mềm Microsoft giả mạo, nhái này thường để giá sản phẩm rất thấp.

Ví dụ như bản Windows 10 Pro bản FPP mua một lần, bản quyền vĩnh viễn giá tại Phong Vũ, hay FPT Shop giá dao động từ 4.590k đến 4.990k. Bản Windows 10 Pro OEI dành cho máy mới, cài sẵn có giá thấp nhất cũng phải 3.290k đến 3.490k. Trong khi các đối tượng chỉ bán với giá 200.000 hoặc 300.000?

Hay Microsoft Office Professional 2019, nếu là bản FPP, mua 1 lần, bản quyền vĩnh viễn có giá chính hãng gần 9 triệu. Trong khi họ chỉ bán cho bạn giá vài trăm ngàn??

Thông tin người bán không rõ ràng

Một điểm chung dễ nhận thấy đối với các đối tượng cung cấp phần mềm Microsoft giả mạo, hàng nhái, phần mềm lậu là Thông tin người bán không rõ ràng. Chỉ là 1 số điện thoại và 1 email nếu có.

phần mềm giả mạo

Vì cung cấp phần mềm lậu, phần mềm bất hợp pháp nên các đối tượng này thường không có tư cách pháp nhân. Không cung cấp địa chỉ văn phòng, công ty một cách đầy đủ.

Trái lại, với một nhà cung cấp phần mềm chính hãng, được ủy quyền, bạn sẽ nhận thấy có đủ các thông tin cần thiết. Từ địa chỉ văn phòng, công ty, cửa hàng, đội ngũ hỗ trợ và cả uy tín kinh doanh sẵn có.

Kênh bán hàng chủ yếu trên online

Tiếp theo là kênh bán hàng. Các đối tượng sử dụng chủ yếu là kênh online, qua website, diễn đàn, mạng xã hội. Thậm chí chạy quảng cáo để tiếp cận khách hàng, các nạn nhân mua phần mềm lậu.

phần mềm giả mạo

1 trang web hay 1 fanpage thì quá đơn giản. Vấn đề là khách hàng sau khi mua phần mềm lậu, phần mềm giả mạo này. Khi gặp vấn đề về pháp lý, về thiệt hại do phần mềm lậu, giả mạo gây ra, họ không thể truy cứu hay tiếp cận các nhà cung cấp này. Mất tiền mua nhưng rủi ro và thiệt hại thì khách hàng là người chịu cả.

Thông tin sản phẩm không chính xác.

Vì cung cấp phần mềm Microsoft giả mạo, phần mềm nhái, nên các đối tượng này thường cung cấp thông tin thiếu chính xác. Từ nội dung, tính năng về sản phẩm, đến hình ảnh sản phẩm không tuân thủ quy định từ Microsoft.

phần mềm giả mạo

Ví dụ, các đối tượng cung cấp phần mềm giả thường lấy hình ảnh trên minh họa cho bản Microsoft Office 2019 Professional hoặc Office 2019 Professional Plus. Câu trả lời đều không đúng và giả mạo.

Với bộ Office 2019 Professional này, có 2 điểm chúng ta cần nắm.

  • Một là, Office 2019 Professional chính hãng 1 người dùng, bản quyền vĩnh viễn có giá gần 9 triệu đồng. Hiện chỉ được cung cấp qua hình thức key điện tử (ESD).
  • Hai là, Office 2019 Pro Plus không dành cho khách hàng cá nhân. Office 2019 Pro Plus được cấp phép cho Doanh nghiệp, cấp phép theo số lượng lớn. Bạn tham khảo thêm tại đây.

Việc cung cấp Office 2019 Pro Plus bán lẻ cho cá nhân là vi phạm bản quyền, sai hình thức cấp phép. Khách hàng mua thì vẫn vi phạm bản quyền, có thể bị dừng sử dụng bất kỳ lúc nào.

Phần mềm Microsoft chính hãng như thế nào?

Hiện phần mềm Microsoft được cung cấp tới khách hàng dưới 2 hình thức. Một là dạng hộp, có đĩa hoặc USB chứa bộ cài đặt. Hai là Key điện tử (ESD). Khách hàng mua sẽ nhận Key kích hoạt qua email hoặc bản giấy in từ nhà cung cấp. Bộ cài đặt tải về online từ trang chủ của Microsoft.

Key điện tử (Digital Keys)

Key điện tử kích hoạt online và bộ cài đặt tải bộ cài đặt trực tiếp từ trang chủ Microsoft. Khách hàng không tải các bộ cài từ các nguồn khác dễ có chứa mã độc hay rủi ro khác.

Key điện tử ESD

Office 2019 Professional được cung cấp qua hình thức key điện tử (ESD).

Với hình thức Key điện tử này, bạn lựa chọn các đối tác, đại lý được ủy quyền tại Việt Nam như FPTShop, Phong Vũ, Thegioididong, Phúc Anh… Với uy tín trên thị trường, hóa đơn hàng hóa và đội ngũ hỗ trợ đầy đủ.

Hình thức hộp sản phẩm (Box)

Trên thị trường, khách hàng vẫn có thể mua Windows 10 dạng hộp có đi kèm với USB/DVD chứa bộ cài đặt. Dưới đây là một số nhận dạng giúp bạn nhận ra đâu là phần mềm chính hãng và đâu là phần mềm giả mạo.

Nhãn chứng nhận xác thực COA (Certificate of Authenticity).

Nhãn chứng nhận xác thực (COA) được sử dụng bên ngoài phần mềm đóng hộp bán lẻ và giải thích sản phẩm là gì, quốc gia sử dụng dự định và xuất xứ. Nhãn có các tính năng bảo mật chống giả sau đây:

Tem xác thực COA
Hình ảnh Nhãn chứng nhận xác thực (COA) trên sản phẩm chính hãng

Hình ảnh Moiré Trong vùng màu đỏ ở phía bên trái của nhãn là một tính năng để hỗ trợ chứng minh rằng nhãn là chính hãng. Giữ nhãn theo chiều ngang ở chiều dài cánh tay và ngang tầm mắt. Nhìn thẳng vào nhãn và sau đó di chuyển đến một góc nhìn rất gần, ví dụ bằng cách nghiêng nhãn ra khỏi bạn. Một loạt các đường và hình vuông ngoằn ngoèo sẽ trở nên hữu hình ở nơi trước đây dường như không có.

Nhãn khóa sản phẩm (Product Key)

Nhãn khóa sản phẩm có màu trắng hoặc màu cam đi kèm với CD / DVD / USB cài đặt và tem chứng nhận xác thực (COA) cho sản phẩm và chứa khóa sản phẩm 25 ký tự. Nhãn khóa sản phẩm không nên được mua riêng.

Tem khóa sản phẩm
Nhãn khóa sản phẩm có chưa khóa kích hoạt sản phẩm phần mềm Microsoft

Ngoài mã vạch và mã khóa sản phẩm còn có một dòng in nhỏ ở cạnh trái và góc trên cùng bên phải. Khi kiểm tra chặt chẽ (có thể cần phải có kính lúp), tên MIC MICROSOFT ‘có thể được nhìn thấy bằng màu xanh lam ở phía bên trái và màu xanh lá cây ở phía bên phải. Nhãn khóa sản phẩm không được bán riêng, nó luôn đi kèm với phần mềm chính hãng.

USB/DVD có bộ cài đặt Windows và Office

USB chứa bộ cài đặt Windows 10 sẽ có các hiệu ứng màu sắc và 3D rực rỡ khi thiết bị USB bị nghiêng. Hình ba chiều (Hologram) này được nhúng trong thành phần đúc nhựa của USB. Nó không phải là một nhãn dán. Nên nếu bạn có thể bóc nhãn phần hiệu ứng này, khả năng cao đó là phần mềm giả mạo.

Phần mềm chính hãng
Hình ảnh 3D trên USB bộ cài đặt Windows 10

Với các DVD chứa bộ cài, Microsoft cũng nhúng hình ba chiều (Hologram) ở trên viền các đĩa cài đặt. Nó không phải là nhãn dán nên không thể gỡ ra.

Các tính năng bảo mật quang học bổ sung có thể được nhìn thấy từ cả hai mặt của đĩa, gần lỗ bên trong của đĩa và dọc theo cạnh ngoài. Các tính năng được nhúng trên đĩa cài. Chúng không có trên nhãn dán. Khi đĩa được lật, bất kỳ văn bản hoặc số nào sẽ được xem như một hình ảnh phản chiếu của mặt trái.

Trên vòng ngoài Mirror Mirror Band (OMB) mỏng, có một khu vực hiển thị chữ “Microsoft” sẽ hay đổi thành chữ “Genuine” khi bạn hơi nghiêng đĩa từ trái sang phải.

phần mềm chính hãng
Hologram trên đĩa DVD chứa bộ cài đặt phần mềm Microsoft

Trong khu vực dải gương bên trong (IMB) có một mũi tên chỉ báo với một điểm hướng ra cạnh ngoài của đĩa. Ngoài ra còn có một mũi tên chỉ báo tương ứng nhỏ trên dải OMB mỏng, đối mặt với phiên bản IMB lớn hơn nhiều. Hai yếu tố này phải được liên kết trực tiếp với nhau.

Hộp đựng sản phẩm

Khi xem bao bì, những điều đơn giản như lỗi chính tả, văn bản và hình ảnh mờ hoặc chất lượng in kém có thể giúp bạn xác định phần mềm giả mạo. Logo và hình ảnh không chính xác cũng thể hiện khả năng cao đây là phần mềm chưa chính hãng.

phần mềm giả mạo
Nhận biết phần mềm giả mạo qua thông tin trên hộp sản phẩm

Ngoài ra, trên hộp các sản phẩm chính hãng còn có tem của Nhà phân phối với mã vạch và thông tin cụ thể. Hiện Microsoft có hai nhà phân phối chính thức tại Việt Nam là PSDSynnex FPT.

Phản hồi phần mềm giả mạo

Với tất cả dấu hiệu trên, khi bạn nghi ngờ mình đã mua phải phần mềm giả mạo, phần mềm nhái. Bạn có thể phản hồi cho Microsoft qua các kênh sau:

  • Phản hồi và kiểm tra trực tiếp tới Nhà phân phối sản phẩm (PSD hoặc Synnex FPT).
  • Phản hồi cho Microsoft qua đường dẫn sau: Báo cáo phần mềm giả mạo
Báo cáo phần mềm giả mạo

Bài viết tham khảo từ nhiều nguồn của Microsoft, mong mang đến khách hàng cùng đối tác thông tin chính xác và đầy đủ về phần mềm chính hãng, hợp pháp.

Related Post

9 Comments

  • Vấn đề sẽ chả ai crack nếu Microsoft không tính tiền bản quyền phần mềm mang danh tiếng là tập đoàn khổng lồ mà lại còn ki bo. Đúng là đã giàu lại còn keo kiệt. Riêng cái Windows nhiều lúc lỗi lên lỗi xuống thua sự ổn định với các hệ điều hành miễn phí mà vẫn để giá bản quyền trên trời được. Chỉ riêng tiền bản quyền windows + office chỉ để gõ văn bản cũng đủ mua một bộ PC mới rồi.

    Reply
    • Chào bạn! rất cảm ơn bạn đã chia sẻ. 1 là, Win hay Office bản quyền rẻ lắm, nếu bạn cần, tôi sẽ hướng dẫn bạn để có bản quyền Win 10 hay Office với chi phí thấp bất ngờ so với lợi ích nhận lại. 2 là, không có gì miễn phí mà ngon đâu bạn. MacOS thì ko miễn phí rồi, Linux, Ubuntu có bao người dùng được bạn, còn Win lậu hay Crack đều có rủi ro của nó. Chỉ là nó chưa xảy ra hoặc ta chưa biết đó bạn. Có gì ngon-bổ mà lại miễn phí đâu, pk bạn!

      Reply
      • Xin hỏi một chút, rẻ đến mức nào thế bạn?
        Chứ biết là Microsoft buộc phải ra giá; việc để giá trên trời cho Việt Nam là không thể chấp nhận được.

        Reply
      • chính tác giả đã nói là không có gì ngon là miễn phí, CHẳng qua các đại lý chính thức bị ảnh hướng chén cơm nên đi report thôi chứ key giả mạo làm sao kích hoạt được chứ?

        Reply
        • Chào bạn! Đầu tiên mình cần xác định rõ Key giả mạo – Thực ra Key thì Key từ Microsoft rồi, nhưng cấp phép đúng cho đối tượng nào sử dụng hợp pháp mới là câu chuyện bản quyền. Còn việc Kích hoạt phần mềm thành công, không nói lên được người dùng có bản quyền hay chưa. Như khi bạn mua hàng lậu, hàng ăn cắp thì bạn mua, bạn dùng đó, nhưng là dùng trái pháp luật và có thể bị thu hồi & phạt khi bị phát hiện.
          Microsoft quy định rõ Key nào dành cho cá nhân – tổ chức DN – Trường học….và Bản quyền phần mềm thể hiện khi người mua chứng minh được mình mua đúng phiên bản phù hợp và xác thực việc mua của mình hợp pháp.
          Quyết định cuối cùng ở khách hàng – người dùng và họ chịu trách nhiệm cho lựa chọn của mình. Dùng key lậu, giả thì sao và mua bản quyền chuẩn thì sao.

          Reply
  • Theo mình được biết, không thể có key giả, key nhái của microsoft. Các trang bán hàng sử dụng chủ yếu nguồn key lấy từ tài khoản MSDN, Visual Studio của Microsoft. Key đó thực chất là của Microsoft. Bạn viết bài nên tìm hiểu kỹ hơn về nguồn gốc key để mọi người dễ phân biệt. Bạn nói về key giả key nhái chưa đúng. Mình có tài khoản MSDN nên khá chắc về vấn đề này.

    Reply
    • Chào bạn! Rất cảm ơn bạn đã quan tâm và phản hồi. Bạn tham khảo thêm bài viết này nhé. Mình đang đề cập đến phần mềm giải mạo, nhái để phân biệt với phần mềm chính hãng, được cung cấp từ các đại lý, đối tác hợp pháp. Có key, kích hoạt sản phẩm thành công, không có nghĩa là chính hãng và có bản quyền.

      Reply

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *