Việt Nam: Thiệt hại 15.000 tỷ trong năm 2018.

Việt Nam: Thiệt hại 15.000 tỷ trong năm 2018.

Rate this post

Theo kết quả của cuộc khảo sát từ công ty an ninh mạng Bkav, năm 2018 người dùng Việt Nam bị thiệt hại 14.900 tỷ đồng do các vấn đề về an ninh mạng, bảo mật. Tăng 21% so với mức thiệt hại của năm 2017.

Cũng theo Công ty này, tại Việt Nam, mã độc mã hóa tống tiền lây lan chủ yếu qua email do 74% người dùng trong nước không thực hiện mở trong môi trường cách ly an toàn (Safe Run) mà vẫn giữ thói quen mở trực tiếp file đính kèm từ thư điện tử. Ngoài ra, USB cũng là một phương tiện lây lan mã độc cho máy tính phổ biến ở Việt Nam. Theo thống kê, trong năm 2018, 77% thiết bị lưu trữ USB tại Việt Nam bị nhiễm mã độc ít nhất 1 lần.

Tại Việt Nam, có tới hơn 60% cơ quan, doanh nghiệp bị nhiễm mã độc đào tiền ảo. Nguyên nhân là do họ chưa trang bị giải pháp diệt virus tổng thể, khi một máy tính bị nhiễm sẽ lây lan cho toàn bộ các máy tính khác cùng mạng.

Mã độc đào tiền ảo không chỉ làm máy tính bị chậm mà còn thể ăn cắp thông tin, xóa dữ liệu hay thậm chí thực hiện tấn công có chủ đích APT do có khả năng cập nhật và tải thêm các chương trình gián điệp khác.

Lừa đảo trên Facebook để trộm tài khoản

Trong năm 2018, hơn 83% người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam đã gặp các comment (bình luận) với mục đích xấu như lấy cắp tài khoản Facebook. Người dùng thường bị thu hút và tò mò kích vào những tài khoản ảo có hình đại diện bắt mắt cùng các bình luận hấp dẫn như “kết bạn với em nhé” hay “làm quen không anh”… Điều này khiến cho nạn nhân có thể bị lừa mất tài khoản Facebook.

Theo khuyến cáo của chuyên gia an ninh mạng, người dùng phải kiểm tra link được gửi kể cả từ người lạ hay bạn bè trước khi xem, không truy cập liên kết từ người lạ.

Lỗ hổng an ninh tăng đột biến

Số lỗ hổng an ninh trong các phần mềm được công bố trong năm 2017 và 2018 lên tới 15.700, tăng đột biến gấp khoảng 2,5 lần các năm trước. Các nhà sản xuất đều nhanh chóng phát hành các bản vá an ninh nhưng người dùng lại chưa cập nhật kịp thời. Ví dụ như, hơn 50% máy tính tại Việt Nam vẫn chưa được vá lỗ hổng SMB dù đã được phát hiện và cảnh báo từ năm 2017.

Hacker đã lợi dụng điều này để tấn công hệ thống mạng qua các lỗ hổng, từ đó phát tán virus, cài cắm phần mềm gián điệp và thực hiện tấn công APT.

Để đảm bảo an toàn các chuyên gia bảo mật khuyên rằng, các cơ quan, doanh nghiệp cần trang bị giải pháp kiểm soát chính sách an ninh, cập nhật cho toàn bộ máy tính trong hệ thống. Đối với người dùng, nên kiểm tra và cài đặt kịp thời các bản vá cho thiết bị của mình.

Xuất hiện mã độc trí tuệ nhân tạo AI trong 2019

Theo dự báo của Bkav, năm 2019 có thể là thời điểm mã độc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) xuất hiện, dưới hình thức ban đầu là những mẫu thử nghiệm PoC (Proof of Concept).

Phần mềm mã hóa tống tiền, xóa dữ liệu, đào tiền ảo và tấn công APT vẫn là những mối đe dọa lớn nhất đối với người dùng Internet. Để tăng tối đa khả năng phát tán, các loại mã độc này có thể kết hợp nhiều phương thức lây nhiễm khác nhau.

Đề xuất giải pháp

Trước những rủi ro về An ninh mạng, về bảo mật như trên, người dùng cá nhân hay doanh nghiệp cần nâng cao khả năng tự bảo vệ cho mình. Bên cạnh sử dụng các giải pháp bảo mật, thì việc nhận thức và tự bảo vệ mình trước các nghi vấn là cần thiết. Trong đó, sử dụng phần mềm bản quyền, các Chương trình diệt virus, Internet bảo mật, bảo mật tài khoản Mạng xã hội, tài khoản email, nhận email lạ… đểu cần được lưu ý.

Nguồn: Tin từ BKAV

Related Post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *