Tôi nhớ những đêm không thể ngủ được.
Tôi nhớ tim mình đập như trống trận.
Tôi nhớ sức nóng trên khuôn mặt mình.
Tôi nhớ những bài thuyết trình đầu tiên của mình như cơn ác mộng!
Nếu bạn đã – đang vào hoản cảnh giống như tôi ở trên. Đây là bài viết dành cho bạn! 10 hướng dẫn giúp bạn thuyết trình tự tin mà tôi ước ai đó chỉ cho tôi trong những năm đầu đi làm đào tạo.
Nội dung trong bài
1. Slide cũng chỉ là chiếc áo bạn khoác vậy!
Tôi sẽ giải thích điều này. Slide thuyết trình mà bạn kỳ công xây dựng cũng chỉ như chiếc áo đẹp thôi.
Nhưng khán giả họ không đến để xem chiếc áo bạn đẹp hay xấu!
Không quan trọng chiếc áo trông như thế nào, nếu ta không có “chất”, không có cá tính đằng sau đó, thì ta giống như ma nơ canh thôi.
Bạn có tô son bao nhiêu cho 1 con heo, thì có thế nào, nó vẫn là heo thôi!
Nói cách khác, bạn mới là Trung Tâm của bài thuyết trình. Slide là công cụ hỗ trợ giúp bài trình bày của bạn dễ hiểu hơn, trực quan hơn. Không hơn không kém. Nếu chính bản thân ta không thể làm bài trình bày nổi bật, thì slide chỉ khiến ta và khán giả sao nhãng hơn thôi.
Đừng quá tập trung vào slide. Bạn mới là trung tâm của bài trình bày.
2. Hãy quên giới hạn không cần thiết đi.
Khi chịu áp lực, ta có thể mắc lỗi. Điều đó là tự nhiên, tất cả chúng ta đều như vậy.
Việc quá tập trung vào giới hạn thời gian tối thiểu / tối đa hoặc số lượng slide tối thiểu / tối đa khiến bạn chịu thêm áp lực không cần thiết khi chuẩn bị hay lúc đang đứng trên sân khấu.
Tất nhiên, ta cần cố gắng hết sức để tôn trọng thời gian của mọi người. Nhưng đừng tạo thêm áp lực không cần thiết bằng cách nhấn mạnh như “Có lẽ tôi đã nói đủ rồi” hay “có lẽ tôi không còn nhiều slide”, rồi “có lẽ tôi có quá nhiều slide”..
Chỉ cần nói những gì bạn đã nói, đưa ra quan điểm của bạn và kết thúc.
Tập trung vào giá trị mang lại cho khán giả. Không gì khác!
3. Chuẩn bị theo hướng tích cực là chìa khóa
Đây là một kỹ thuật rất hữu ích. Thay vì tạo thêm áp lực & căng thẳng khi nghĩ đến kết quả tiêu cực. Ta hãy chuẩn bị, tập trung vào những gì có thể xảy ra theo hướng tích cực nhất.
Tập trung vào cách mà ta có thể giúp đỡ khán giả.
Ta có thể làm gì cho họ?
Làm thế nào để ta có thể giúp họ?
Sự tập trung hướng ngoại, tích cực này có thể giúp buổi trình bày của bạn nhẹ nhàng và hiệu quả. Bạn thuyết trình tự tin hơn.
4. Nắm rõ chủ đề bạn nói
Chìa khóa để cung cấp một bài thuyết trình tự tin là bạn nắm rõ những gì sắp chia sẻ.
Khi bạn biết tất cả mọi thứ cần biết về vấn đề của mình, bạn có thể nói chuyện trôi chảy và tự tin.
Thay vì tập trung vào việc có bao nhiêu đầu mục, bao nhiêu slide, hãy dành thời gian để tìm hiểu sâu về vấn đề của bạn.
Cần nhớ: Khi bạn không rõ chủ đề bạn nói, Không ai muốn nghe bạn cả!
5. Đừng cố trở thành người kể chuyện
Qua các lớp đào tạo, các bài viết, chúng ta được chỉ rằng, để thuyết trình thành công, bạn phải là người kể chuyện hay. (Storyteller)
Tuy nhiên, không phải ai cũng có khả năng kể chuyện một cách thu hút. Chưa kể câu chuyện bạn lựa chọn để kể phải phù hợp với chủ đề bạn nói. Việc cố gắng trở thành một người kể chuyện để thu hút khản giả khá rủi ro cho bạn.
Mẹo cho bạn: Nếu không thể có được câu chuyện thú vị và bạn không quá tốt để kể chuyện. Hãy mở đầu bằng các nội dung đi đến trực tiếp giá trị mang lại cho khán giả. Vậy thôi.
6. Đừng bắt chước người khác!
Điều tồi tệ nhất bạn có thể làm trên sân khấu là cố gắng tái tạo màn trình bày từ ai đo mà bạn đã xem.
Dù bạn làm gì, hãy đừng cố gắng bắt chước bài trình bày mà bạn đã thấy. Bạn sẽ không thể trình bày đủ thuyết phục để trông tự nhiên.
Thay vì bắt chước, hãy là chính mình.
Một điều bất ngờ xảy ra khi bạn thành thật với chính mình: Khán giả bị thu hút bởi bạn. Và khán giả thấy dễ dàng tin tưởng bạn hơn.
7. Mở đầu từ phía khán giả
Vài giây đầu tiên bài thuyết trình là khoảng thời gian khán giả đánh giá bạn.
Họ đang vô thức quyết định liệu họ có tin tưởng bạn hay không, nếu bạn tự tin và đáng tin cậy.
Rắc rối cho người thuyết trình là vài giây đầu tiên trên sân khấu lại là khoảng thời gian đáng sợ nhất.
Hãy giảm áp lực bằng cách đẩy nó cho khán giả.
Thay vì bạn là trọng tâm, hãy đẩy sự tập trung đến khán giả bằng cách hỏi họ một câu hỏi.
Không tưởng nếu bạn cố gắng tìm hiểu xem khán giả nghĩ gì.
8. Đừng cố gắng đọc điều khán giả “nghĩ gì”
Thực tế là: Bạn không biết điều gì đang xảy ra trong cuộc sống của khán giả.
Có lẽ họ đã có cuộc cãi vã với đồng nghiệp sáng nay. Hay họ mới mất một hợp đồng lớn. Họ đang có chuyện ở nhà…
Vấn đề là, bạn không thể nào biết tình hình của họ.
Vì vậy, hãy ngừng diễn giải mọi chuyển động không thoải mái, mọi ánh nhìn vào đồng hồ, mọi vẻ cau có như một đánh giá về bài thuyết trình của bạn.
Hãy duy trì một thái độ chuyên nghiệp và tập trung vào bài trình bày của bạn sao cho ổn nhất.
9. Không cần phải là “hoàn hảo”.
Bạn có thể tin hay không, một bài thuyết trình tuyệt vời mà không cần phải hoàn hảo.
Bạn có thể quên lời nói của bạn.
Bạn có thể vấp ngã.
Bạn có thể nói sai.
Bạn có thể tạm dừng quá lâu.
Nó không phải là sự không hoàn hảo, nó là cách bạn xử lý sự không hoàn hảo. Bạn thấy đấy, sự không hoàn hảo là bình thường. Không có gì hoàn hảo và không có gì có thể.
Hãy suy nghĩ về một cuộc trò chuyện thường ngày. Chúng ta không tập trung vào việc cư xử sao cho hoàn hảo, chúng ta tập trung vào việc có một cuộc trò chuyện vui và có ý nghĩa.
Và điều đó chính xác những gì bạn nên làm trong bài thuyết trình của bạn.
Hãy đừng quá tập trung làm mọi thứ thật hoàn hảo. Thay vào đó tập trung vào việc cung cấp thông tin có giá trị, ý nghĩa với họ.
10. Bạn phải biết bạn đang đi đâu?
Trước khi bạn lên sân khấu, hãy chắc chắn rằng bạn biết bạn sẽ đi đâu.
Mục tiêu của bạn là gì?
Hành động nào muốn khán giả thực hiện sau bài thuyết trình của bạn?
Nếu bạn có thể trả lời những câu hỏi này, bài thuyết trình của bạn sẽ trôi chảy vì bạn biết bạn mục tiêu mình cần đi.
10 hướng dẫn giúp bạn thuyết trình tự tin hơn là những gì tôi nghiệm ra sau 9 năm gắn bó với công việc đào tạo. Còn bạn thì sao?
Theo: Tamtuequan.com
Tuyệt vời
Cảm ơn bạn